Quảy Gánh Băng Đồng Ra Thế Giới (To the World) - Linh Hồn Nhật

https://syntheticbilingual.blogspot.com/2024/08/quay-ganh-bang-ong-ra-gioi-to-world.html

By Nguyễn Phi Vân

Source: Quảy Gánh Băng Đồng Ra Thế Giới - Nhà Xuất Bản Trẻ (www.Anbooks.vn)

(English below, please)

Linh hồn Nhật

Có một quyển sách best seller của tác giả người Nhật Inazo Nitobe xuất bản năm 1899 mang tên “Bushido: Linh hồn Nhật” (Bushido: The Soul of Japan). Quyển sách kể về samurai, giá trị cốt lõi của những chiến binh lừng danh này và sức ảnh hưởng sâu rộng của hệ giá trị này vào văn hóa Nhật. Đây là quyển sách ưa thích của nhiều nhân vật nổi tiếng, trong đó có Tổng thống Theodore Roosevelt và tổng thống John F. Kennedy. Bushido là gì?

Ba chữ Kanji trên đây phiên âm tiếng Nhật là Bushido, dịch theo từ Hán Việt là Võ Sỹ Đạo, bao gồm 8 giá trị đạo đức cơ bản mà bất kỳ một võ sỹ samurai nào cũng phải trau dồi và thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.

1. Nghĩa: Nghĩa là nói đến chính nghĩa, chính trực, nói đến khả năng nhận thức và thực hiện những điều đúng đắn, không thỏa hiệp với cái xấu, cái ác trong bất kỳ tình huống nào. Đây là phẩm chất cơ bản và quan trọng nhất của võ sỹ đạo. Thật ra mà nói, đâu chỉ có võ sỹ đạo. Đã là con người, dù là sinh ra và lớn lên ở đâu trong cái thế giới này, ai chẳng muốn đi về phía mặt trời và tránh xa bóng tối. Thế nhưng có những khoảnh khắc mong manh giữa thiện và ác khi lựa chọn chỉ nằm trong gang tấc còn hậu quả thì dài như dòng chảy Mekong. Nghĩa đối với Nhật là chung tay xây dựng lại đất nước. Đó chính là nền tảng quan trọng nhất mang cả dân tộc này gắn lại với nhau, là năng lượng vĩ đại kết nối họ cùng nhau, để chỉ trong vòng 30 năm, có một quốc gia từ tàn tích chiến tranh trở thành cường quốc.

2. Dũng: Nghĩa là dũng cảm, thấy đúng chính nghĩa thì làm. Còn biết đúng mà vẫn không làm vì bất kỳ lý do gì thì có nghĩa là thiếu lòng dũng cảm. Một trong những sự thiếu dũng cảm mà chúng ta thường gặp nhất là khả năng nhận lỗi và xin lỗi. Có lỗi thì phải biết nhận lỗi và phải xin lỗi. Chấm hết. Không lý do. Thủ tướng Nhật làm sai cũng xin lỗi. Ngày 7/6/2010, báo The New York Times đăng tin thủ tướng Nhật, ông Yukio Hatoyama, nước mắt lưng tròng xin lỗi các thành viên đảng Dân Chủ tại Hiroshima. The New York Times cho rằng việc một nhà chính trị biết nhận trách nhiệm về mình và từ chức là một việc làm đáng kính. Dũng cảm? Bạn đã biết xin lỗi hay chưa?

3. Nhân: Đây là tính cao thượng, lòng trắc ẩn, sự bao dung và yêu thương con người. Ngày 11/3/2011, khi Tohoku rúng động hành tinh vì sức tàn phá khủng khiếp của cơn động đất lớn thứ 4 trong lịch sử thế giới, cướp đi sinh mạng của hơn 15 ngàn người, thì đó cũng là lúc thế giới nghiêng mình trước chữ nhân trong văn hóa Nhật. Không có sự hỗn độn. Không có đau thương nào là của cá nhân. Gia đình, cộng đồng, xã hội tìm đến nhau tại 80 ngàn ngôi chùa và 85 ngàn ngôi đền trên cả nước vì những nạn nhân của cơn thảm khốc. Năng lượng “nhân” của hàng triệu con người xoa dịu những đau thương.

4. Lễ: Lễ là lễ độ, là phép lịch sự và hành vi cư xử nhã nhặn với mọi người trong xã hội, bất kỳ kẻ lạ người quen. Lễ thể hiện sự quan tâm, thể hiện bản chất “nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Vậy đó, con người sinh ra ai cũng mang cái tử tế bản chất ở trong người. Mình có gieo trồng, tưới tẩm hạt giống đó hay không để thế giới nghiêng mình thán phục. Ấy là chuyện cần bàn. Đối với Nhật, nó là văn hóa, là phẩm chất sáng ngời trong từng câu chuyện kể của bạn bè quốc tế về nét đẹp của nòi giống mặt trời. Để rồi mỗi khi dừng chân trên xứ sở hoa anh đào, tôi lại rón rén gậm nhấm cái sung sướng thật trong trẻo của một nền văn hóa nhẹ nhàng, chào đón.

5. Thành: Thành là chỉ phẩm chất thành thật, chân thật của một con người. Người xưa nói rằng tiền bạc, vật chất và quyền lực làm lu mờ sự thông thái của một con người, còn sự giản đơn, mộc mạc trả con người ta về với bản tính thành thật vốn có. Nếu một xã hội không đặt trên nền móng của sự thành thật, ở đó người ta sẽ lừa dối nhau vì tiền, gian lận nhau vì danh, lường gạt nhau vì lợi. Rồi người ta sung sướng hân hoan mở đại tiệc cá nhân mà không hề biết rằng năng lượng gian dối của hàng triệu người trong một cộng động sẽ nhấn chìm cả cộng đồng đó xuống.

6. Danh dự: Là hành vi đạo đức, là uy tín cá nhân thể hiện trong mọi tương tác trong gia đình và ngoài xã hội. Bạn biết không? Người Nhật mất rất nhiều thời gian tìm hiểu, đánh giá và chọn lựa đối tác. Thế nhưng một khi đã đặt bút ký kết bất kỳ một cam kết nào, họ sẽ thực hiện 100%, nếu không nói là 110% những gì cam kết. Đối với họ, cam kết liên quan đến uy tín, liên quan đến danh dự của bản thân. Nếu cam kết rồi mà không làm được có khác gì là mất đi danh dự (Vào thời samurai người mất danh dự thì tự ôm kiếm mà đâm vào bụng đấy). Nói về cái sự cam kêt, Việt Nam mình chắc còn nhiều điều phải học. Qua tương tác trong thời gian làm việc tại Việt Nam, tôi nhận thấy còn rất nhiều trường hợp nói hay hứa giỏi. Thế nhưng đến lúc cần làm thì soi đèn cũng kiếm không ra. Còn nếu may mắn có làm thì nhiều khi chỉ qua loa cho xong bổn phận. Chẳng biết họ nghĩ gì về cái tâm, nghĩ gì về danh dự như cái cách mà người Nhật thể hiện trong từng hành động của mình? Nếu muốn bước ra thế giới, xin đừng quên danh dự là tài sản lận lưng duy nhất để bạn ngẩng cao đầu, bước tự tin vào cái bao la của những điều chưa biết.

7. Trung thành: Trung thành là đặc tính mạnh nhất của người Nhật, nhất là trong công việc. Có nhiều người Nhật cả đời làm chỉ có một công ty. Tuy nhiên đối với tôi, điều này chưa hẳn đã là điều tốt. Mình cũng cần thay đổi môi trường để học tập và phát triển. Có điều, việc thay đổi môi trường không nên đặt trên nền tảng lương cao. Có khi cái chúng ta cần là kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm. Nếu một môi trường làm việc có thể phụ đạo cho ta những gì đang thiếu trên con đường đi đến tầm nhìn, hãy ở đó và hãy học. Còn lòng trung thành trong bối cảnh hiện đại có lẽ nên được nhắc đến theo khía cạnh “trước sau như một”, nghĩa là thực hiện đúng và xuất sắc nhất những điều mình đã từng cam kết. Tôi đã từng nói với một nhóm các trưởng phòng trong một buổi đào tạo về quản lý thế này: “Hãy làm tốt nhất những gì mình đang thực hiện. Đừng bao giờ phàn nàn là bạn đang hao tổn sức lực cho một công ty. Cái bạn đang làm thật ra là xây dựng thương hiệu cho chính bản thân mình”. Nếu chỉ chạy loanh quanh để kiếm hơn được một chút tiền, sao không đủ dũng cảm để chạy ào ra ngoài thế giới?”

8. Kềm chế: Biết tự kiềm chế bản thân để luôn luôn hướng về những điều đúng đắn là phẩm chất thứ tám và cũng là phẩm chất cuối cùng của Bushido. Hồi xưa đến giờ đi làm “sợ” nhất là khách Nhật. Họ dễ thương, nhẹ nhàng, lịch sự, chẳng bao giờ biết nổi nóng và phàn nàn chi hết. Tính kềm chế của họ là thế. Phật lòng vậy mà vẫn mỉm cười. Nhưng mà cười rồi thì bỏ đi luôn. Không biết đường để tìm mà xin lỗi. Bởi thế, ếch cũng học được bài học là làm cái gì cũng vô cùng để tâm vào đó, làm sao đúng lương tâm, làm sao cho hết sức mình chứ không chỉ đơn thuần là làm cho xong việc. Cái này phải cảm ơn mấy khách hàng người Nhật.
(Vui lòng xem Synthetic Bilingual Blog bình luận bên dưới)
Translated by Synthetic Bilingual Blog

The soul of Japan

Bushido: The soul of Japan - the best-seller book by Japanese author Inazo Nitobe, published in 1899 - is about the samurai, the core value of famous warriors and the broad influence of principle on Japanese culture. This book is favoured by many famous people such as President Theodore Roosevelt and John F. Kennedy. So, what is Bushido?

Three words Kanji above in Japanese as Bushido, in Sino-Vietnamese as Vo Sy Dao with 8 basic moral values for samurai.

1. Integrity: ability to be aware of doing the right things, not compromise the ugliness/evil is the most important and basic quality for samurai. Actually, not only samurai but also all human being (no matter where they were born and grow up in the world) who always want towards the sun and away from the darkness, but there are some moments with fragile choice between good and evil and its consequences are too high of a price. To Japanese, integrity is joining hands in rebuilding the country; it is the most important foundation, the great energy to connect them together within 30 years that makes a great power from war ruins.

2. Courage: being brave and doing anything for justice such as confession and apology. If making mistakes, confess and apologize as Japanese Prime Minister did. That is all. On June 07th, 2010, Japanese Prime Minister Yukio Hatoyama with tears in his eyes apologized to Democratic Party members in Hiroshima, reported by The New York Times. They believed that it is a venerable thing if a politician who acknowledges responsibility and resign. Brave? You know how to apologize?

3. Humanity: nobility, compassion, tolerance and love for people. On March 11st, 2011, the world was shaken by the terrible destructiveness of the fourth largest earthquake killed more than 15 thousand people in Tohoku. That was also the moment the world bowed to benevolence in Japanese culture - no chaos, no pain for individual, just for victims of disaster through families, communities and societies at 80 thousand of pagodas and 85 thousand of temples around the country. The “humanity” energy of millions of people that made the pain soothed.

4. Politeness: good behaviour with attention - the milk of human kindness - to your family and societies. Therefore, the human being was born with kind nature. Done. Who will plant and water such a “seed” for admiration of the world? It is culture, good quality and beauty of sun race told by international friends. When I stop in the land of cherry blossoms, pure happiness of gentle, welcoming culture enjoyed in me.

5. Honesty: a sincere quality for human being. There is an old saying that goes, “The wisdom will be overshadowed by money, wealth and power, and the inherent honest nature is returned by the simplicity.” If a society without honesty, people will lie/cheat/deceive each other for money/fame/profit. Then, they are happy for banquet full of deceitful energy that will sink a whole community.

6. Honour: expressed by ethical behaviour and izzat in family and society. Japanese people who spend a lot of time in researching, evaluating and choosing partners, you know? And they will carry out 100%, even 110% of commitment signed. To them, commitment is supposed to prestige/honour; once commitment lost, prestige/honour will be also lost (during the samurai era, people who lost honour would stab themselves with their swords in the stomach). Therefore, Vietnamese people who should learn much about this. During working in Vietnam, I realized that there are still many ineffectively great talkers, just talking or doing in a perfunctory manner. I wonder whether they think about the mind and honour shown as Japanese people? If you want to step out into the world, please do not forget the honour the only asset for your head high and self-confidence in the vastness of the unknown.

7. Loyalty: the most outstanding characteristic of Japanese people, especially at work. There are many Japanese people who just work for only one company in their life. However, to me, this is not necessarily a good thing because we need to change working environment for study and development without demand of high salary. Sometimes, what we need is knowledge and experience for a vision. Stay there if you are in such a right working place. In current context, the loyalty is mentioned by aspect of “consistency”, which means the commitment will be performed best. In a management training session, I had ever told a group of managers that “Do your best at what you do. Never complain at your energy wasted by company because anything you do is for your brand.” I wonder if you hop some jobs to earn a little more money, you are not brave enough to run out into the world?

8. Restraint: the eighth (final) quality for Bushido, which lets them control themselves for the right things. In the past, I were “afraid” of Japanese customers although they were nice, gentle, polite, never in a bad temper; just feeling sad but still smiling. Such a restraint! After that, they leave forever, and no chance for “apology”. Therefore, a frog me who also learned through them how to work with heart. Thanks so much!

Dịch bởi Synthetic Bilingual Blog

Nhận xét/Comment:

Tám giá trị đạo đức cơ bản như trên hầu như ai cũng có thể thực hiện được, chỉ có điều muốn hay không.

Good and evil nature, which one do you want to towards? Day by day, I want to do all moral values above in my ability …

Comments

Popular posts from this blog

Mushroom Magic: 5 Ways Fungus-based Technology Will Change the World (Ma Lực Nấm: 5 Phương Pháp Dựa Trên Công Nghệ Nấm Sẽ Thay Đổi Thế Giới)

Quảy Gánh Băng Đồng Ra Thế Giới (To the World) - Đất Nước Của Những Điều … Dễ Nhất!

Quảy Gánh Băng Đồng Ra Thế Giới (To the World) - Năng Lượng Của 50000 Người