83% of Workers Have Seen or Experienced Quiet Firing —7 Signs to Look For (83% Người Lao Động Từng Chứng Kiến Hoặc Từng Bị Sa Thải Gián Tiếp - Xem 07 Dấu Hiệu Bên Dưới)

https://syntheticbilingual.blogspot.com/2022/10/83-of-workers-have-seen-or-experienced.html

By Ashton Jackson      

Source: https://www.cnbc.com/2022/09/30/7-signs-of-quiet-firing-to-look-for-at-work.html?fbclid=IwAR0DchItOyqjCYS1XDxyAvN1_c6QVmMVwJR0vtITI2lWtFTKO-CSE0_K_MQ

(Vui lòng xem bản dịch tiếng Việt bên dưới)

If you’ve noticed your boss isn’t acknowledging your hard work and contributions like they used to, they might be quiet firing you.

According to Team Building, a team development company, quiet firing is a “passive-aggressive approach to performance management.” This concept can show up in different ways — both deliberately and inadvertently. Instead of outright firing employees, these managers will make the workplace as unpleasant as possible, by encouraging employees to quit or neglecting them through lack of feedback or resources.

Annie Rosencrans, director of people and culture at HiBob, says that despite the new terminology, quiet firing is a concept that’s existed for quite some time. A recent LinkedIn News poll with over 20,000 respondents found that 48% of employees have seen quiet firing in the workplace, and 35% have faced it during their careers.

“I think this idea of quiet firing is done unintentionally, or subconsciously, by managers who are fearful or hesitant to give direct feedback when things aren’t going well with an employee,” Rosencrans tells CNBC Make It. “Managers who know that someone’s not working out and know they want them to leave… [may] just ignore them, in hopes that they will leave on their own. That’s a very unhealthy thing.”

Here are three things you should know about quiet firing that could help you in the workplace.

What to look out for

Though it can be hard to decipher whether or not you’re being quiet fired, experts say there are several hints to watch out for. According to Rosencrans and Paul Lewis, chief customer officer at Adzuna, employees should look out for these red flags:

1.  You haven’t seen a salary increase after one to two years.

2.  You don’t receive any meaningful feedback from your manager.

3.  Your manager avoids engaging with you.

4.  You’ve been singled out to answer tough questions at team or company meetings.

5.  Your ideas are disregarded.

6.  You aren’t being challenged or given additional opportunities and projects.

7.  You’re left out of meetings, events and/or social gatherings.

How to avoid it

There are several things an employee can do to try to avoid quiet firing, the biggest one being communicating, according to Lewis.

“If you’re being quiet fired, you’re more likely to quiet quit. It’s really tough, but you’ve got departments like HR that you can go to,” Lewis explains. “You can make sure you’ve got your complaints logged and that they’re aware of how you’re feeling. And a good company will take those complaints seriously.”

Lewis also recommends employees talk to their managers directly to try to fix the issue.

“Talk to your manager, challenge them, ask for growth, continue to push, and try to show them how ambitious, how engaged and how up for the mission you are.”

Quiet firing is management’s issue, not yours

Being mistreated or ignored at work can put a damper on an employee’s mental health, which will require them to make the tough decision of remaining persistent or leaving the role. However, Lewis reassures workers that quiet firing, which he refers to as “workplace bullying” is more telling of your manager’s work ethic than yours.

“Ultimately, if [the quiet firing] continues, then I would question the individual in that role,” Lewis explains. “Do you really want to be working for a toxic company? Do you really want to be working for a business that doesn’t respect you? That doesn’t embody the values that you probably have yourself?”

Rosencrans adds that managers should ensure they’re creating opportunities for “development, growth and learning,” especially for millennial and Gen Z employees if they want to retain workers.

“Managers should open up opportunities for employees who are ambitious and want to continue developing. That’s a really effective retention tool and engagement tool,” Rosencrans says. “And if it’s an underperforming employee, that inquiry from them to their manager may open up the door for their manager to say, ‘Hey, I appreciate that you want to grow and develop into these new areas. But first, I really need you to focus on your core responsibilities. And these are the gaps that I’m seeing.’”

Related to: 

Lack of Engineers Keeping Some Firms Out of the Cloud (Thiếu Kỹ Sư Làm Việc Cho Công Ty Không Có Điện Toán Đám Mây)

This 26-year-old Quit Her Engineering Job to Pursue Her Side Hustle Full-time—and Brought in $170,000 in One Year (Cô Gái 26 Tuổi Bỏ Công Việc Kỹ Thuật Và Theo Đuổi Công Việc Phụ Toàn Thời Gian Với Thu Nhập 170,000 Đô La Mỹ/Năm)

(Synthetic Bilingual Blog's comment below, please)

Dịch bởi Synthetic Bilingual Blog

Khi anh/chị nhận thấy chủ sở hữu lao động không còn ghi nhận sự chăm chỉ và đóng góp của anh/chị như trước đây, có thể anh chị bị sa thải gián tiếp.

Theo Team Building (Công ty phát triển đội ngũ), sa thải gián tiếp là “Cách gây hấn thụ động để quản lý hiệu quả”. Tư tưởng này được thể hiện ở nhiều cách dù cố ý và vô tình; thay vì công khai sa thải nhân viên, cấp quản lý biến nơi làm việc thiếu sinh khí nhất có thể để nhân viên thôi việc hay bỏ mặc họ, không chút phản hồi hay góp ý.

Annie Rosencrans - Giám đốc Nhân sự tại HiBob - cho rằng, dù là thuật ngữ mới, sa thải gián tiếp là khái niệm đã hiện hữu cũng khá lâu. Ở một cuộc thăm dò gần đây của LinkedIn News với hơn 20000 người tham gia cho thấy 48% nhân viên từng chứng kiến sa thải gián tiếp tại công sở và 35% từng đối mặt vấn nạn này trong quá trình làm việc. Cô cho rằng ý tưởng sa thải gián tiếp vốn vô tình hay nằm trong tiềm thức của cấp trên, người luôn lo lắng hay do dự đưa ra phản hồi trực tiếp khi mọi thứ không suôn sẻ với nhân viên; họ biết người nào làm việc không hiệu quả và muốn họ thôi việc ... bằng cách (Có thể) chỉ cần bỏ mặc họ với hy vọng họ tự thôi việc. Cách hành xử thật tồi tệ.

Dưới đây là ba điều liên quan đến sa thải gián tiếp anh/chị nên biết vì chúng có ích cho anh/chị nơi công sở.

Dấu hiệu cảnh báo

Mặc dù khó để giải mã liệu anh/chị có đang gặp tình trạng sa thải gián tiếp hay không nhưng các chuyên gia vẫn đưa ra những cảnh báo như sau:

1.  Sau một hoặc hai năm, anh/chị chưa được tăng lương.

2.  Anh/chị không nhận bất kỳ phản hồi đúng nghĩa nào của cấp quản lý.

3.  Cấp quản lý tránh giao tiếp với anh/chị.

4.  Anh/chị được chỉ định trả lời những câu hỏi khó trong cuộc họp nhóm hoặc Công ty.

5.  Ý kiến của anh/chị bị phớt lờ.

6.  Anh/chị không bị thử thách hay được giao thêm cơ hội và dự án.

7.  Anh/chị không góp mặt trong các buổi họp, sự kiện và/hay họp mặt xã hội.

Cách tránh sa thải gián tiếp

Theo Lewis, có một số cách giúp nhân viên tránh sa thải gián tiếp, trong đó quan trọng nhất là giao tiếp. Nếu anh/chị đang bị sa thải gián tiếp, có nhiều khả năng anh/chị bị thôi việc gián tiếp. Điều đó thật khó khăn nhưng anh/chị có những Bộ phận hỗ trợ như: Nhân Sự. Anh/chị phải biết rõ những điều cần khiếu nại và nhận thức của họ về cảm nhận của anh/chị. Một Công ty tốt sẽ nghiêm túc tiếp nhận khiếu nại. Ông cũng khuyên nhân viên nói chuyện thẳng thắn với cấp quản lý để giải quyết vấn đề bằng yêu sách, đòi hỏi phát triển công việc, tiếp tục thúc đẩy và cho thấy tham vọng, mức độ gắn bó và khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

Sa thải gián tiếp là vấn đề nằm ở cấp quản lý, không phải ở anh/chị

Bị ngược đãi hoặc bỏ mặc tại nơi làm việc có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần của nhân viên; điều này khiến họ có quyết định khó khăn là tiếp tục làm việc hay thôi việc. Tuy nhiên, theo quan điểm của Lewis, Ông coi sa thải gián tiếp giống như “Bắt nạt công sở” phản ánh đạo đức làm việc của cấp quản lý hơn là của nhân viên. Cuối cùng, nếu “Sa thải gián tiếp” vẫn tiếp tục, tôi sẽ tự vấn bản thân liệu tôi có thật sự muốn làm việc tại nơi công sở độc hại? Tôi có thật sự muốn làm việc cho doanh nghiệp không tôn trọng tôi? Nơi mà giá trị bản thân không được thể hiện?

Rosencrans kết lời, nếu cấp quản lý muốn giữ chân người lao động, nên luôn tạo cơ hội phát triển và học hỏi cho họ, nhất là nhân viên thuộc thế hệ Y và Gen Z có tham vọng và ý chí phát triển. Đó cũng thật sự là công cụ tương tác và giữ chân hiệu quả. Còn nếu là nhân viên làm việc chưa hiệu quả thì đây là cơ hội để cấp quản lý nói: “Ô, tôi đánh giá cao anh/chị muốn phát triển vào những lĩnh vực mới này nhưng trước tiên, tôi thật sự cần anh/chị tập trung vào nhiệm vụ chính và hiện tại tôi thấy nhiệm vụ đó vẫn chưa được hoàn thiện.”

Comments

Popular posts from this blog

Mushroom Magic: 5 Ways Fungus-based Technology Will Change the World (Ma Lực Nấm: 5 Phương Pháp Dựa Trên Công Nghệ Nấm Sẽ Thay Đổi Thế Giới)

Quảy Gánh Băng Đồng Ra Thế Giới (To the World) - Linh Hồn Nhật

Quảy Gánh Băng Đồng Ra Thế Giới (To the World) - Đất Nước Của Những Điều … Dễ Nhất!