Quảy Gánh Băng Đồng Ra Thế Giới (To the World) - Ký Ức Không Màu
https://syntheticbilingual.blogspot.com/2024/10/quay-ganh-bang-ong-ra-gioi-to-world-ky.html
By Nguyễn Phi Vân
Source: Quảy Gánh Băng Đồng Ra Thế Giới - Nhà Xuất Bản Trẻ (www.Anbooks.vn)
(English below, please)
Ký ức không màu
Chẳng biết tự khi nào,
kho ký ức của tôi về từng đất nước thường được ghi lại bằng những hình chụp trắng
đen tương phản, dữ dội nhưng đong đầy cảm xúc. Bước vào miền ký ức về nước Nhật,
đây là 4 bức hình trắng đen đứng đầu trong thư viện:
1. Đôi mắt nhắm nghiền, cái khổ hằn lên từng mạch
máu, một vệt nước mắt lăn dài trên gương mặt nhợt nhạt nhưng khả ái của một người
đàn bà độ tuổi ngũ tuần. Nỗi đau đớn quá, nó kéo ghì lấy giọt nước mắt, rồi từ
từ kiệt sức, từ từ buông xuôi cho giọt nước mắt lăn dài, chầm chậm, chầm chậm.
Đó là hình ảnh sâu đậm nhất của tôi về Harue. Tôi quen Harue cách đây gần 20
năm trong thời gian cô ở Việt Nam. Cô dạy học ở một trường cấp hai tại
Yokohama. Gương mặt sáng lên mỗi khi nói về học sinh, tôi biết cô yêu nghề và
các em đến cỡ nào. Rồi một tai nạn xảy ra. Rồi một em học sinh mà cô yêu quý
không còn trên cõi đời này nữa. Mỗi khi nhắc đến chuyện này, đôi mắt lại nhắm
nghiền, cái khổ hằn lên từng mạch máu …
2. Hai cách tay chống lên bàn, bàn tay đan víu lấy
nhau, người đàn ông tuổi 60 với mái tóc hoa râm chống mắt xuống sàn nhà, nước mắt
như thủy triều, dâng lên, dâng lên. Trước một người đàn bà Việt Nam nhỏ bé như
tôi, nào có chuyện gì phải khóc. Vậy mà Hiro đã khóc. Ông khóc vì một lời hứa
không hoàn thành trong thỏa thuận kinh doanh đã ký giữa chúng tôi.
3. Cái máy bán hàng tự động sáng choang, đêm Tokyo
sâu lắng. Bóng người đàn ông mặc vest đen lầm lũi bấm bấm vào cái màn hình cảm ứng.
Xa xa bên góc phải là cái quầy gỗ cao có tô mì, lại một bóng vest đen và một
hàng ghế cao đơn độc. Người Nhật làm việc kinh khủng quá. Cái kỷ luật của những
năm hậu thế chiến đã tạo ra cho họ một cường quốc, nhưng cũng đã để lại cho đời
nay những quán mì “không tiếng động”, và những tương tác mơ hồ giữa bộ vest đen
cùng tô mì ramen bốc khói. Đơn độc!
4. Cái hiệu sách chật chội, sách xếp đứng hàng
hàng, ánh đèn trần sáng dịu. Thấp thoáng đây đó vài kẻ trầm ngâm chăm chú lật. Đó
là hình ảnh của một trong hàng ngàn hiệu sách nhỏ xinh mà tôi nhìn thấy ở Tokyo.
Có một văn hóa đọc sách, và tôi như trở về nhà …
Black and white memories
Not knowing when my
memories of each country are often refreshed as black and white images with
intenseness but full of emotions. Step into my memories of Japan with the top
of 4 black and white images as follows:
1. A woman in her fifties with eyes closed, tear
streaked on her pale lovely face and veins etched by suffering. A great
distress with teardrop held in a while and then rolled down slowly because an
accident happened, a student she loves passed over. If this event re-mentioned,
her eyes closed and veins etched by suffering …
That was the most impressible
image of Harue in my mind. I met Harue nearly 20 years ago while she lived in
Vietnam. She was a teacher at secondary school in Yokohama. I know how much she
loves her job and students through her face - lighting up when talking about
the students.
2. A sixty-year-old man with grey hair looking at
the floor with tears welled up, hands clasped together and propping up his arms
on the table. To me, a petite Vietnamese woman, there is nothing to cry, yet he
cried for an unfulfilled commitment in our business agreement.
3. Vending machine bright in quiet Tokyo night,
figure of a man in black suit silently tapping the touchscreen. In the far
right corner, a high wooden counter with a bowl of noodles and another black
suit lonely with a row of high chairs. Alone!
Japanese people work
with too high intensity by the discipline (in the postwar years) that made them
a superpower but left today the “silent” noodle shops and vague interaction of
black suits with steaming ramen bowls.
4. A bookstore cramped with rows of books and soft
ceiling lights, a few guys pensively flip pages around here; that is an image
of one of the thousands of little bookstores I saw in Tokyo. A reading culture
like I am in homeward journey …
Dịch bởi Synthetic Bilingual Blog
Nhận xét/Comment:
Văn hóa Nhật, con người Nhật như
chúng ta biết họ sống chậm và hiền hòa, không bát nháo, không phô trương, …
That is Japanese living standard? Although you like or dislike such a standard, they are proud of their achievements in the world, especially admiration of the world to their morals.
Tham khảo/Reference: https://syntheticbilingual.blogspot.com/
Comments
Post a Comment