New Owl Species Found—and It Has a Haunting Screech (Phát Hiện Loài Cú Có Tiếng Kêu Ám Ảnh)

Living only in the old-growth forests of Príncipe Island, the tiny bird is likely already critically endangered, experts say.

Các chuyên gia cho biết, loài chim nhỏ bé này chỉ sống ở rừng nguyên sinh thuộc đảo Príncipe, có nguy cơ tuyệt chủng cao.

https://syntheticbilingual.blogspot.com/2022/11/new-owl-species-foundand-it-has.html

By PUBLISHED NOVEMBER 1, 2022

Source: https://www.nationalgeographic.com/animals/article/a-new-species-of-owl-has-been-discovered?fbclid=IwAR3RWH6SMKkmXmtUuTstFrd3EhXJt0OERGpf8bRiuBir34bGL7WCUow7vhQ

(Vui lòng xem bản dịch tiếng Việt bên dưới)

Just off Africa’s western coast, there’s a small island known as Príncipe where strange screeches haunt the night.

Not many people have heard the noises, which emanate from the old-growth forests on the southern, uninhabited part of the island. They start just after sunset and sometimes sound like the rasp of an insect, the mewling of a cat, or perhaps the call of a monkey. Locals first noted the squawks back in 1928, but without the means to easily see into the towering forest canopy at night, the sounds have become an enigma.

Today, the mysterious noisemaker has been identified once and for all as a new species of tiny yellow-eyed owl, according to a study published today in the journal ZooKeys.

Known officially as the Principe scops-owl, or Otus bikegila, the raptor is one of 59 species of scops-owl: small, brownish, perch-and-pounce predators found all over the world. So far, scientists know little about the nocturnal O. bikegila, such as what it eats, how it hunts, or the meanings of its unusual sounds.

“This is what we call an integrative study, because it’s kind of like a puzzle,” says study co-author Bárbara Freitas, an evolutionary biologist at the Spanish National Museum of Natural Sciences in Madrid.

“We have multiple pieces, like the owl’s vocalizations, its morphology, and its genetics, and then we can put together all the data and see if it was actually new,” says Freitas, who is also a National Geographic Explorer.

While there are thought to be between a thousand to 1,500 individuals of the newly described species, the scientists believe the owl’s entire range encompasses only about five square miles within Príncipe Obô Natural Park. Príncipe is one of the islands that make up the country of Sao Tome and Principe.

“We think that it is completely dependent on that native forest,” says Freitas. “It’s already a protected area, but it can be damaged so easily.”

For instance, a small hydroelectric dam is currently scheduled to be built nearby that could lead to deforestation in the area, says Freitas.

For these reasons, in another newly published study in the journal Bird Conservation International, the scientists recommend that the owl be further protected with a critically endangered status by the International Union for Conservation of Nature.

Former parrot catcher on a mission

While the existence of the Principe scops-owl had been suspected for nearly a century, the species may have never been officially found and described if not for a local guide named Ceciliano do Bom Jesus, or as everyone there knows him, Bikegila.

Long before Príncipe Obô Natural Park was established in 2006, Bikegila—whose nickname has no particular origin—was one of many men who made a living climbing into the canopy to snatch African gray parrot chicks out of their nests and sell them into the pet trade.

After the area was protected and parrot harvesting was outlawed, Bikegila turned his expansive knowledge of the landscape toward another purpose—guiding. In fact, Bikegila was one of the first people to first spot the owl while searching for parrot chicks in the early 1990s.

For nearly a quarter century, he’s assisted scientists on every expedition undertaken to find the owl, including the trip that led to the first-ever photographic evidence of the species, in July 2016. Then, on May 29, 2017, Bikegila and another study co-author, Hugo Pereira, of Portugal's University of Porto, caught one of the animals for the first time.

This was the individual that scientists would use to describe the species, while later specimens were sampled and then released, their DNA helping to prove that the Principe scops-owl was distinct from other scops-owl species.

To honor the work of local guides worldwide, Freitas and her colleagues named the new owl after Bikegila, who is also a co-author on the study on its conservation threats.

When asked what he’d like the world to know about his island home, Bikegila turned the question back around.

“Why can’t they come here? You should tell them to come,” Bikegila, who speaks Portuguese, told National Geographic via translation by study leader Martim Melo, a biologist at the University of Porto.

“They must see for themselves the landscape, the birds, the history, and then make their own judgment. It’s better this way.”

Listening for the next new species

Freitas and colleagues have also released a third study: A pre-print detailing their method for discovering the owl, called passive acoustic monitoring, which they think can be used to identify other new species in remote terrain.

To find the Principe owl in the dense forest, the team first deployed audio recorders to sample what animals were creating sounds in the darkness. They then analyzed this data for the owl’s signature call—a short, repeated “tuu”—often performed in a duet, which the scientists had recorded from the wild.

Then, Freitas designed a computer program to sift through countless hours of audio recordings to identify the Principe scops-owl amid the din of parrots, insects, and other nightlife.

“It’s the sound equivalent of camera-trapping, which of course is also very good at finding things that humans in habitat will miss,” says Nigel Collar, an African scops-owl expert at the nonprofit BirdLife International who was not involved in the new research. Collar has used acoustic monitoring to survey owls, but not to zero in on one species in the way the new paper describes.

"It’s very good to see this owl finally being described," adds Collar. "They have clearly done a very professional job."

The best thing about passive acoustic monitoring, says Freitas, is that scientists can continue to analyze and reanalyze those recordings based on what animals or sounds are of interest. Which means the same data could potentially be used to identify still more new species hiding out in the night.

“It’s really going to boost the knowledge we have now,” she says.

Related to: 

Mushroom Magic: 5 Ways Fungus-based Technology Will Change the World (Ma Lực Nấm: 5 Phương Pháp Dựa Trên Công Nghệ Nấm Sẽ Thay Đổi Thế Giới)

(Synthetic Bilingual Blog's comment below, please)

Dịch bởi Synthetic Bilingual Blog

Ngay ngoài khơi bờ biển phía Tây châu Phi, có một hòn đảo nhỏ mang tên Príncipe, nơi phát ra tiếng kêu lạ ám ảnh đêm khuya.

Không nhiều người nghe tiếng kêu phát ra ở phía Nam rừng nguyên sinh (Phần đảo không có người ở), tiếng kêu bắt đầu ngay khi Mặt Trời lặn, đôi khi nghe như tiếng côn trùng, mèo ngao hay có thể tiếng khỉ kêu. Năm 1928, dân địa phương lần đầu ghi nhận lại tiếng chim kêu; nếu không có thiết bị, sẽ khó tìm thấy chúng trong các tán rừng cao chót vót vào ban đêm và tiếng kêu phát ra trở nên bí ẩn.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí ZooKevs, ngày nay, kẻ phát ra tiếng kêu bí ẩn được xác định chắc chắn là loài cú nhỏ mới có mắt vàng, lông hơi nâu, được biết chính thức với tên gọi cú mèo Principe hay Otus bikegila, và là một trong 59 loài cú mèo săn mồi trên cao được tìm thấy trên Thế Giới. Đến nay, các nhà khoa học biết rất ít về O. bikegila như: Chúng ăn gì, cách chúng săn mồi hay tiếng kêu của chúng có nghĩa gì.

Bárbara Freitas - Đồng nghiên cứu, nhà sinh học tiến hóa thuộc Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Quốc gia Tây Ban Nha tại Madrid và cũng là nhà thám hiểm địa lý quốc gia - cho biết: “Chúng tôi gọi nghiên cứu này là nghiên cứu tích hợp vì thuộc dạng thách đố. Chúng tôi có nhiều manh mối như: Tiếng cú kêu, hình thái và gen rồi cùng kết hợp các dữ liệu và xem liệu chúng có thật sự có gì mới không.”

Trong khi người ta cho rằng có khoảng từ 1000 đến 1500 cá thể thuộc các loài mới được định danh, các nhà khoa học cho rằng toàn bộ phạm vi loài cú chỉ nằm khoảng năm dặm vuông trong công viên thiên nhiên Príncipe Obô - Một trong những hòn đảo tạo nên quốc gia Sao Tome và Principe.

Freitas cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng mọi thứ hoàn toàn phụ thuộc vào khu rừng nguyên sinh, nơi được bảo hộ nhưng có thể bị phá hủy rất dễ dàng. Ví dụ như: Hiện nay, một đập thủy điện nhỏ dự kiến xây dựng gần đó, sẽ dẫn đến rừng bị phá hoại.”

Vì những lý do này, một nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Quốc Tế Bảo Tồn Loài Chim cho biết các nhà khoa học khuyến nghị loài cú cần được bảo vệ hơn vì nguy cơ tuyệt chủng được quy định trong sách đỏ Liên Minh Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế (IUCN)

Cựu bắt vẹt gánh sứ mệnh

Khi sự tồn tại của cú mèo Principe được cho là gần một thế kỷ nay thì loài này có thể không bao giờ được tìm thấy và định danh chính thức nếu không nhờ hướng dẫn viên địa phương Ceciliano do Bom Jesus hay Bikegila - Tên gọi do người quen đặt.

Trong một khoảng thời gian dài trước khi công viên thiên nhiên Príncipe Obô được thành lập vào năm 2006, Bikegila - Biệt danh không rõ nguyên do - là một trong nhiều người đàn ông kiếm sống bằng cách trèo lên vòm cây bắt vẹt con châu Phi màu xám và bán chúng vào thị trường thú cưng.

Sau khi khu này được bảo vệ và cấm săn bắt vẹt, nhờ có kiến thức cảnh quan sâu rộng, Bikegila chuyển sang nghề hướng dẫn du lịch. Thực ra, Bikegila là một trong những người đầu tiên phát hiện cú mèo khi tìm bắt vẹt con vào đầu thập niên 1990.

Trong gần một phần tư thế kỷ, anh ấy hỗ trợ các nhà khoa học trong mọi cuộc thám hiểm tìm kiếm cú mèo và được lưu lại bằng những bức hình đầu tiên chụp loài này vào tháng Bảy năm 2016. Sau đó, vào ngày 29 tháng Năm năm 2017, Bikegila cùng nhà nghiên cứu Hugo Pereira (Làm việc tại Đại học Porto - Bồ Đào Nha) lần đầu bắt được một trong những con cú mèo. Nó được các nhà khoa học dùng định danh loài, những con khác dùng lấy mẫu rồi phóng thích. DNA của chúng giúp xác định cú mèo Principe khác biệt so với những loài cú mèo còn lại.

Để tôn vinh công việc của hướng dẫn viên địa phương trên Thế Giới, Freitas và đồng nghiệp đã đặt tên loài cú mới theo tên Bikegila (Anh cũng là đồng nghiên cứu về nguy cơ tuyệt chủng của loài này)

Khi được hỏi anh muốn Thế Giới biết điều gì về hòn đảo quê hương, Bikegila nói tiếng Bồ Đào Nha đáp lại bằng một câu hỏi và được dịch bởi Trưởng nhóm Nghiên cứu Martim Melo - Nhà sinh vật học tại Đại học Porto:

-                      Sao họ không thể đến đây? Các anh/chị nên bảo họ đến và tận mắt xem cảnh quan, muông chim, lịch sử rồi có nhận xét riêng của mỗi người. Cách này sẽ tốt hơn.

Lắng nghe tiếng kêu để tìm các loài mới

Freitas và đồng nghiệp cũng phát hành nghiên cứu thứ ba: Một bản thảo chưa qua bình duyệt, mô tả chi tiết cách tìm kiếm cú mèo, được gọi là kiểm soát âm thanh thụ động - Dùng để xác định loài mới ở địa hình hẻo lánh.

Để tìm cú mèo Principe trong rừng rậm, trước tiên, nhóm lắp đặt máy thu âm chuyên nghiệp để ghi âm mẫu các động vật kêu trong đêm. Song, họ phân tích dữ liệu tìm ra tiếng cú kêu - Một tiếng “tuu” ngắn, lặp đi lặp lại - thường được hát bè biểu diễn song ca.

Sau đó, Freitas dùng chương trình vi tính sàng lọc vô số giờ trong đoạn thu âm để xác định cú mèo Principe giữa tiếng vẹt, côn trùng và cuộc sống về đêm.

Nigel Collar - Chuyên gia về cú mèo châu Phi tại Hiệp hội các tổ chức phi chính phủ Quốc Tế (iNGO) hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học chim, môi trường sống của chúng và không tham gia vào nghiên cứu mới - cho biết: “Tiếng kêu nghe như tiếng bẫy máy ảnh; âm thanh này có lẽ cũng là điều tốt để con người nghĩ đến những thứ dễ quên lãng trong cuộc sống. Thật tuyệt khi thấy loài cú này cuối cùng cũng được công bố. Họ thật sự làm việc rất chuyên nghiệp.”

Collar kiểm soát âm thanh để quan sát loài cú nhưng không nhằm vào một loài vật theo cách bài báo mới công bố.

Freitas cho biết, điều tốt nhất của việc nghe âm thanh thụ động là các nhà khoa học có thể phân tích đi phân tích lại đoạn thu âm liên quan đến động vật hay tiếng kêu cần lưu ý. Nghĩa là, cùng một dữ liệu có thể được dùng để xác định nhiều loài mới đang ẩn náu trong đêm.

Cô kết luận, sự kiện này giúp chúng ta trau dồi thêm kiến thức.

Bài tham khảo: 

Mushroom Magic: 5 Ways Fungus-based Technology Will Change the World (Ma Lực Nấm: 5 Phương Pháp Dựa Trên Công Nghệ Nấm Sẽ Thay Đổi Thế Giới)

A Greenland Shark, One of the Longest-living Animals on Earth, Was Caught Near Belize (Cá Mập Greenland - Một Trong Những Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Hành Tinh - Vừa Bị Đánh Bắt Gần Belize)

Translated by Synthetic Bilingual Blog

Comment/Nhận xét:

The knowledge is always around us, just take and use it in the field needed because its source never exhausts.

Reference/Tham khảo: https://syntheticbilingual.blogspot.com/

Comments

Popular posts from this blog

Mushroom Magic: 5 Ways Fungus-based Technology Will Change the World (Ma Lực Nấm: 5 Phương Pháp Dựa Trên Công Nghệ Nấm Sẽ Thay Đổi Thế Giới)

Quảy Gánh Băng Đồng Ra Thế Giới (To the World) - Đất Nước Của Những Điều … Dễ Nhất!

Quảy Gánh Băng Đồng Ra Thế Giới (To the World) - Linh Hồn Nhật