Maya Cities Were Contaminated With Mercury (Thành Phố Maya Nhiễm Thủy Ngân)
In a paper published in the journal Frontiers in Environmental science, researchers have discovered high levels of mercury contamination in Maya cities due to frequent use of mercury and mercury-containing products by the Maya of the Classic Period between AD 250 and 1100.
Trong bài báo đăng trên tạp chí Lĩnh vực Khoa Học Môi Trường, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy thành phố Maya bị nhiễm thủy ngân nặng do người Maya có thói quen sử dụng thủy ngân cùng sản phẩm chứa thủy ngân vào thời Cổ Đại, giữa những năm 250 - 1100 Công Nguyên.
https://syntheticbilingual.blogspot.com/2022/09/maya-cities-were-contaminated-with.htmlBy September 23, 2022
(Vui lòng xem bản dịch tiếng Việt bên dưới)
Archaeologists were studying soil and sediments at Chunchumil in
today’s Mexico, Marco Gonzales, Chan b’I and Actuncan in Belize, La Corona,
Tikal, Petén Itzá, Piedras Negras and Cancuén in Guatemala, Palmarejo in
Honduras, and Cerén in El Salvador.
The team found concentrations ranging from 0.016 ppm at Actuncan to
an extraordinary 17.16 ppm at Tikal. For comparison, the Toxic Effect Threshold
(TET) for mercury in sediments is defined as 1 ppm.
Lead author Dr Duncan Cook, an associate professor of Geography at
the Australian Catholic University, said: “Mercury pollution in the environment
is usually found in contemporary urban areas and industrial landscapes.
Discovering mercury buried deep in soils and sediments in ancient Maya cities
is difficult to explain, until we begin to consider the archaeology of the
region which tells us that the Maya were using mercury for centuries.”
The authors highlight that sealed vessels filled with ‘elemental’
(ie, liquid) mercury have been found at several Maya sites, for example
Quiriqua in Guatemala, El Paraíso in Honduras, and the former multi-ethnic
megacity Teotihucan in Central Mexico. Elsewhere in the Maya region,
archaeologists have found objects painted with mercury-containing paints,
mainly made from the mineral cinnabar.
The authors conclude that the ancient Maya frequently used cinnabar
and mercury-containing paints and powders for decoration. This mercury could
then have leached from patios, floor areas, walls, and ceramics, and
subsequently spread into the soil and water.
“For the Maya, objects could contain ch’ulel, or soul-force, which
resided in blood. Hence, the brilliant red pigment of cinnabar was an
invaluable and sacred substance, but unbeknownst to them it was also deadly and
its legacy persists in soils and sediments around ancient Maya sites,” said
co-author Dr Nicholas Dunning, a professor at the University of Cincinnati.
As mercury is rare in the limestone that underlies much of the Maya
region, they speculate that elemental mercury and cinnabar found at Maya sites
could have been originally mined from known deposits on the northern and
southern confines of the ancient Maya world, and imported to the cities by
traders.
Health
hazards and the ‘Mayacene’
All this mercury would have posed a health hazard for the ancient
Maya: for example, the effects of chronic mercury poisoning include damage to
the central nervous system, kidneys, and liver, and cause tremors, impaired
vision and hearing, paralysis, and mental health problems. It’s perhaps
significant that one of the last Maya rulers of Tikal, Dark Sun, who ruled
around 810 CE, is depicted in frescoes as pathologically obese. Obesity is a
known effect of metabolic syndrome, which can be caused by chronic mercury
poisoning.
More research is needed to determine whether mercury exposure
played a role in larger sociocultural change and trends in the Maya world, such
as those towards the end of the Classic Period.
Related to:
(Synthetic Bilingual Blog's comment below, please)
Dịch bởi Synthetic Bilingual Blog
Các nhà khảo cổ học khảo cứu đất và trầm tích tại Chunchumil -
Mexico ngày nay; Marco Gonzales, Chan b’I và Actuncan ở Belize; La Corona,
Tikal, Petén Itzá, Piedras Negras và Cancuén ở Guatemala; Palmarejo ở Honduras và
Cerén ở El Salvador.
Nhóm nghiên cứu phát hiện nồng độ thủy ngân từ 0.016 ppm tại Actuncan
đến 17.16 ppm (Bất thường) tại Tikal (Quy định ngưỡng tác động độc hại (TET) của
thủy ngân trong trầm tích: 1 ppm)
Nhà nghiên cứu chính, Dr Duncan Cook - Phó Giáo sư Địa lý tại Đại học
Công Giáo Úc - cho biết: “Ô nhiễm thủy ngân trong môi trường thường thấy ở khu
đô thị đương thời và khu công nghiệp. Do đó phát hiện thủy ngân bị chôn vùi
trong đất và trầm tích ở thành phố Maya cổ là điều khó lý giải và cho đến khi chúng
tôi bắt đầu khảo cứu vùng này thì kết quả cho thấy người Maya sử dụng thủy ngân
trong nhiều thế kỷ.”
Các nhà nghiên cứu cho rằng các bình kín chứa thủy ngân “nguyên chất”
(Dạng lỏng) được tìm thấy ở một số nơi của Maya như: Quiriqua ở Guatemala, El Paraíso
ở Honduras và siêu đô thị đa sắc tộc Teotihucan trước đây ở Central Mexico. Ở
những nơi khác thuộc Maya, các nhà khảo cổ tìm thấy những đồ vật được sơn bằng
sơn chứa thủy ngân - Chủ yếu được làm từ chu sa. Ngưới Maya cổ thường sử dụng
chu sa, sơn và bột chứa thủy ngân để trang trí. Do đó, có khả năng thủy ngân rỉ
ra từ hàng hiên, sàn nhà, tường, đồ gốm rồi sau đó lan ra đất và nước.
Đồng nghiên cứu, Dr Nicholas Dunning - Giáo sư Đại học Cincinnati
cho biết: “Với người Maya, các đồ vật có thể có linh hồn hoặc hồn lực vốn nằm
trong máu. Do đó, sắc tố đỏ rực của chu sa mang tính vô giá và thiêng liêng
nhưng họ không biết nó cũng gây chết người. Di chứng đó vẫn chôn vùi trong đất
và trầm tích quanh khu vực người Maya cổ.”
Vì thủy ngân rất hiếm trong đá vôi, phần lớn nằm bên dưới khu vực
Maya nên họ cho rằng thủy ngân nguyên chất và chu sa được tìm thấy ở những nơi
thuộc Maya; có thể ban đầu thủy ngân được khai thác từ các mỏ được biết đến ở
phía Bắc và Nam của thế giới Maya cổ đại cũng như các thương nhân du nhập vào
thành phố.
Nguy hiểm đến sức khỏe và “Thời đại Maya”
Lượng thủy ngân này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của nguời
Maya cổ đại như: Ngộ độc thủy ngân mãn tính gây tổn thương hệ thần kinh trung
ương, thận và gan; làm cơ thể bị run, giảm thị lực và thính lực; gây tê liệt và
các vấn đề sức khỏe tâm thần. Có lẽ mấu chốt là một trong những người Maya cuối
cùng cai trị Tikal, Dark Sun vào khoảng năm 810 Công Nguyên được miêu tả trong
tranh bích họa với dáng vẻ béo phì bệnh lý (Dạng hiệu ứng hội chứng chuyển hóa
do ngộ độc thủy ngân mãn tính gây ra)
Cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác định liệu việc sử dụng thủy
ngân rộng rãi có đóng vai trò nào trong xu hướng và thay đổi văn hóa xã hội rộng
lớn trong thế giới Maya như: Những xu hướng vào cuối thời kỳ Cổ Đại không?
Đồng nghiên cứu, Dr Tim Beach - Giáo sư Đại học Texas tại Austin cho biết: “Chúng tôi kết luận rằng ngay cả người Maya cổ đại - Hầu như không sử dụng kim loại - đã khiến nồng độ thủy ngân tăng cao trong môi trường. Kết quả này là thêm bằng chứng cho thấy giống như ngày nay chúng ta đang sống trong “Kỷ Nhân Sinh”, cũng có một “Kỷ Nhân Sinh Maya” hay “Thời đại Maya”. Ô nhiễm kim loại dường như do con người gây ra trong suốt lịch sử.”
Tham khảo:
- Mummy May Rewrite the History of Mummies (Xác Ướp Có Thể Chép Lại Lịch Sử)
- New Zealand's 180-Million-Year-Old Forest (Khu Rừng 180 Triệu Tuổi Ở New Zealand)
Translated by Synthetic Bilingual Blog
Comment/Nhận xét:
The ancient Maya who risked their life for mercury worship, they
did not know they would be killed by their worship.
Thời đại nào cũng vậy, cổ hay tân, chính con người tự rước nguy hiểm (Đủ các loại ô nhiễm) vào người từ những sinh hoạt và sản xuất trong cuộc sống.
Reference/Tham khảo: https://syntheticbilingual.blogspot.com/
Comments
Post a Comment